Thằng Tí
Kabuto
Chương 1:
Tôi là người sinh ra và lớn lên ở chế độ cũ, nhưng tôi may mắn sinh ra ở một vùng quê thật trù phú. Làng tôi ở ven sông. Sau lưng nhà là ruộng lúa bát ngát và những vườn cây ăn trái đủ bốn mùa. Trước mặt là dòng sông nước ngọt đầy tôm cá quanh năm êm đềm chảy.
Chính bởi những điều kiện thiên nhiên ưu đãi như vậy nên con trai con gái làng tôi đẹp nức tiếng cả vùng. Con trai thì người nào cũng vạm vỡ, da rám nắng, con gái thì cô nào cũng tóc đen huyền, da trắng như trứng gà bóc. Làm cho trai gái tới tuổi cập kê khắp nơi thèm chảy nước miếng.
Gia đình tôi là một gia đình thuộc loại trung trung trong làng, nghĩa là không khá lắm và cũng không nghèo lắm. Cha mẹ tôi làm chủ được mấy công ruộng hương hỏa. Nhờ may mắn những công ruộng này nằm vào chỗ đất tốt nên năm nào cũng có dư chút đỉnh để cho cha tôi lên quận sắm sửa quần áo cho gia đình và mua ít chai rượu tây về để ba ngày tết ngày giỗ đem ra nhậu nhẹt với bà con xóm làng.
Tôi là con út trong nhà, trước tôi là ba chị gái. Mẹ tôi kể rằng khi sinh đến chị ba Mân của tôi rồi thì ông bà thất vọng lắm vì nghĩ rằng sẽ chẳng bao giờ có được một thằng con trai để nối dòng nối dõi. Thế nhưng không biết do một sự may mắn nào mà tới khi chị ba Mân tôi 7 tuổi thì má tôi lại có bầu và đẻ ra tôi. Mừng rỡ quá, sợ thằng con khó nuôi nên cha mẹ đã đặt tên tôi là thằng Tí, út Tí. Cái tên Tí sau này đã làm tôi khổ khá nhiều vì chính ngay cái tên đã tố cáo sự quê mùa và thành phần gia đình của tôi với mọi người.
Bởi là con út và lại là con trai duy nhất nên tôi được cưng nhiều nhất nhà… Tuổi thơ của tôi là một chuỗi ngày thật đẹp với những rong chơi phá phách, nghịch ngợm nổi tiếng khắp làng.
Năm tôi 10 tuổi, trong một lần cùng đám bạn phá làng của tôi nhảy vào vườn chôm chôm của ông Cả cuối xóm hái trộm, bị chó rượt tôi sợ quá nhảy đại qua hàng rào kẽm gai thế nào mà vướng vào ngay của qúy rách cả quần, xước một đường dài thật sâu ngay con cu, máu chảy lênh láng. Người nhà ông Cả bắt được tôi đem về giao cho cha mẹ tôi… Cha mẹ thấy tôi máu me đầy cả quần thì sợ lắm bèn dẫn tôi đến nhà ông y tá Ngụ ở ngoài chợ nhờ may lại chỗ bị rách. Sau khi may xong năm bảy mũi đau thấu trời xanh, ông y tá Ngụ còn giỡn:
– Nhớ nghe mậy, đừng ăn tép, ăn thịt bò, chỗ may này nó u nần lên là chết mẹ con gái nhà người ta hết nghe mậy.
Tôi không hiểu gì cả nhưng cha mẹ tôi có vẻ thích thú, hai ông bà nhìn nhau cười tủm tỉm hoài.
Những ngày sau đó con cu tôi nó sưng lên và muốn làm mủ chỗ bị thương tôi nóng lạnh khó chịu vô cùng, cha mẹ tôi lo lắng nên đã dẫn tôi trở lại ông y tá Ngụ để nhờ khám. Khi mở con cu tôi ra ông Ngụ có vẻ hoảng sợ, bèn nói cha mẹ tôi hãy chở tôi đi bệnh viện quận ngay. Ông nói:
– Ông bà hãy chở thằng nhỏ đi ngay hôm nay, đừng để ngày mai nguy hiểm.
Rời nhà ông y tá Ngụ mẹ tôi về nhà cho nhà hay tin còn cha tôi thì dẫn tôi ra chợ bao xe lam chở tôi lên bệnh viện. Xe chạy rung rinh, nghiêng ngả đâu cả hai ba tiếng mới tới bệnh viện quận. Làm thủ tục nhập bệnh viện rồi ngồi chờ cả tiếng đồng hồ tôi mới được khám. Bác sĩ cho cha tôi hay tôi bị nhiễm trùng khá nặng phải nằm lại bệnh viện để chữa trị.
Nằm ở bệnh viện 7, 8 ngày, ngày nào cũng mở băng tháo băng khâu khâu vá vá hoài làm tôi muốn khùng luôn. Cuối cùng khi tháo băng ra thì tôi có một con cu hình dạng thật kỳ quái, bao bọc chung quanh thì sần sùi u nần thẹo vít tùm lum và có nhiều lỗ lủng như người ta xỏ lỗ tai vậy. Đặc biệt nhất là nó không còn ngay thẳng như trước nữa mà cong cong như cái móc thấy mà tức cười. Tuổi thơ của tôi cứ theo những nghịch ngợm phá phách như vậy mà trôi qua. Tới năm 13 tuổi thì tôi được cha mẹ cho lên quận học trung học vì ở dưới làng tôi chỉ có cấp tiểu học mà thôi.
Cùng đi lên quận với tôi năm đó cũng có vài ba đứa chòm xóm, trong đám duy nhất chỉ có một đứa con gái, đó là con Đào, con bà Tám Hợi. Tuy là cùng lên quận học nhưng tụi tôi ở mỗi đứa một nơi và chỉ gặp nhau trong trường. Nhà tôi trọ học là nhà ông Tư cảnh sát, hiện làm ở quận, chỗ quen biết của cha tôi. Căn nhà của ông Tư khá đẹp, có hàng rào xung quanh. Trong vườn trồng nhiều hoa và cây ăn trái. Từ nhà tới chợ quận, nơi bà Tư có của hàng xén cũng cách khoảng 2, 3 trăm thước. Vì nhà ở khá gần chợ nên rất vui.
0 bình luận