Loạn Thần

An Ni Vi

Chương 3

“Trường Uyên…” “Cố Trường Uyên…” Cố Hạnh Chi giật mình, nghe thấy có người gọi tên chàng. Trong tầm mắt là một vùng đỏ cam trông như đám mây hồng thường thấy vào lúc chập tối của mùa hè. Chàng mở mắt ra nhìn, nhưng thứ nhìn thấy lại là đám lửa đang cháy hừng hực trên sông Tần Hoài, ánh sáng phản chiếu trên mặt nước, giống như Chúc Long phun lửa, cháy tới mức không có cách nào có thể chế ngự được. Thế nhưng trong khung cảnh hỗn loạn như vậy, tấm lưng ngọc ngà cùng chiếc cổ dài của một nữ tử bỗng dưng lao ra trong tình thế nước sôi lửa bỏng. Một màu vàng đỏ lẳng lặng tách rời khỏi mặt nước, trong cảnh tượng đổ nát suy tàn, ngay lúc này một cây tai tượng đỏ (1) hoang dã đột nhiên xuất hiện. Những giọt nước lăn xuống theo tấm lưng trắng mịn của nàng, gần kề theo xương cánh bướm rồi biến mất ở hõm lưng, đường cong thon thả như chiếc lọ lục bình trắng ngọc. Bước chân từ trong làn nước ngừng lại, nữ tử dường như cảm nhận được ánh mắt của ai đó. Nàng quay người lại, ánh mắt đối diện chàng như xa cách trong giấc mơ. “Ơ…” Tiếng thở gấp nặng nề, Cố Hạnh Chi đè lấy ngực, choàng tỉnh giấc trên án thư. Quả thật là khiến chàng sững sờ một hồi, mãi cho tới khi gió đêm ùa tới thổi vào một bên cửa sổ phát ra tiếng “cót két”. Những ngọn nến xung quanh bập bùng, cả căn phòng yên ắng, chàng thở dài một hơi. Trong Phật đường đang đốt hương trầm Hải Nam, làn khói toả bồng bềnh điểm xuyết ánh trăng lạnh lẽo bên góc cửa sổ. Chàng đặt chuỗi tràng hạt trong tay xuống rồi đứng dậy. Ngoài cửa tiếng bước chân vang dồn dập, ánh đèn lồng xuyên qua màn đêm bao quanh theo cả giấy dán cửa sổ khiến chàng ngẩn người ra. “Lang quân?” Là giọng của Phúc bá quản gia, có vẻ như đang lo làm phiền tới chàng nên giọng nói cực kỳ khẽ: “Tần lớn nhân cầu kiến, nói là có… có việc quan trọng.” Cánh cửa trước mắt bị mở ra đột ngột, Phúc bá nhìn thấy khuôn mặt phờ phạc phía sau tấm cửa, giữa hai hàng lông mày như tranh vẽ, hiện rõ vẻ lạnh lùng tựa như trăng rọi bóng trúc quét trên sân, kéo theo cả vài phần mệt mỏi. Phúc bá sửng sốt, chỉ cảm thấy đau lòng. Người đời đều ca ngợi “Nam Kỳ hữu bách quan, Hành Chi thế vô song”(2). Cố Hạnh Chi không chỉ có tài trị quốc an dân, đức cao vọng trọng, mà điều quan trọng hơn chính là khuôn mặt của chàng khiến những tiểu nương tử của Nam Kỳ đều ngày đêm nhung nhớ. Nhưng sau khi tể tướng đương triều Trần Hành bị ám sát trước cửa cung vào bảy ngày trước đó, khuôn mặt kia e rằng sẽ khiến cho đám tiểu nương tử của Nam Kỳ cảm thấy xót xa trong lòng… “Haizz…” Phúc bá cầm đèn lồng theo sau Cố Hạnh Chi, lặng lẽ thở dài, đi đứng không để ý dưới chân bèn vấp ngã sau lưng chàng. “Cẩn thận.” Trong lòng Phúc bá đang thấp thỏm bất an, nhưng lại cảm thấy cánh tay siết chặt, do được Cố Hạnh Chi đỡ lấy. Tay của chàng chạm vào tay ông ấy có hơi siết lại. “Cầm lấy đi.” Cố Hạnh Chi lấy ra một chiếc lò sưởi cầm tay từ trước ngực đưa cho ông ấy: “Ban đêm mùa xuân thường lạnh, về sau lúc nào trực đêm thì mang theo. Sau này cứ giờ hợi thì không cần đợi ta nữa, đi nghỉ ngơi trước đi.” “Sao có thể như vậy được!” Phúc bá kinh ngạc nói: “Đâu có lý nào chủ tử chưa ngủ, hạ nhân lại đi ngủ trước.” Cố Hạnh Chi chỉ thản nhiên nói: “Không sao.” Phúc bá biết Cố phủ tuy lớn, nhưng phong thái lớn nhân lạnh lùng, gia bộc cũng không có nhiều người. Bá phủ là người già dặn hầu hạ bên cạnh lớn nhân nên cũng khó đổi người. Đang nghĩ xem nên khuyên như nào, thì trên tay bỗng nhẹ tênh. Cố Hạnh Chi nhận lấy đèn lồng trong tay ông ấy rồi khua tay nói: “Đi ngủ đi.” “Ấy…” Phúc bá nhượng bộ, biết tính cách lớn nhân nhà mình đã nói là làm nên cũng không cố chấp thêm nữa, bèn quay người rời đi. Trong chính viện đốt vài ngọn đèn, phản chiếu chút hình bóng xa mờ. Cố Hạnh Chi dập tắt lửa trong đèn lồng, đẩy cửa đi vào, người bên trong không có nhiều. Chỉ có điều y phục của người cầm đầu dính máu, quả thực đã nhuộm màu áo thiên thanh thành màu lam tím. “Ngươi bị thương?” Đèn lồng trong tay bị bỏ xuống đất, Cố Hạnh Chi nâng bàn tay của Tần Chú. “Ta không sao,” Tần Chú nở nụ cười buồn rầu, ngửa tay bắt lấy tay của Cố Hạnh Chi, vết máu trên bàn tay ấy đã khô, để lại những đường vân màu nâu đậm. “Chuyện giăng bẫy…” Tần Chú hơi ngừng lại, nói: “Thất bại rồi…” Cố Hạnh Chi khẽ nhíu mày, không nói lời nào. “Thích khách có hai kẻ, trong đó một kẻ bỏ đồng bọn trốn chạy, kẻ còn lại…” Cố Hạnh Chi không nói, con mắt nhìn y ảm đạm như màn đêm tối tăm. Tần Chú tránh né ánh mắt của chàng, thở dài: “Kẻ còn lại trong lúc hỗn loạn bị phi tên bắn chết.” “Sao có thể để hắn chết được?” “Bởi vì…” Tần Chú nghẹn lời, nắm tay chàng chặt hơn: “Bởi vì kẻ đào tẩu uy hiếp Đàm Chiêu làm con tin, trước khi trốn thoát đã đẩy Đàm Chiêu cho một tên thích khách khác. Tên thích khách đó trong lúc hoảng loạn đã rút kiếm đâm vào Đàm Chiêu, người ở trên bờ thấy thế bèn hạ lệnh bắn tên. Cố Hạnh Chi hụt hẫng, dường như đã hiểu ra được điều gì đó, ánh mắt rời khỏi vết máu trên tay Tần Chú, lướt nhìn xung quanh những người ở trong phòng. Chàng quay đầu nhìn về phía Tần Chú đang có sắc mặt trầm trọng, miệng mấp máy: “Máu này là của Đàm Chiêu?” Tần Chú nhẹ nhàng gật đầu: “Đại phụ đã xem qua rồi, nhưng vết thương trúng chỗ hiểm lại mất quá nhiều máu nên đã qua đời rồi.” Y nói rồi lấy ra một cái túi gấm dính máu từ trong ngực đưa cho Cố Hạnh Chi: “Đây là thứ trước khi hắn lâm chung dặn ta gửi cho huynh, mong huynh giúp hắn ta đi tìm một người, còn người đó là ai thì hắn nói chính bản thân huynh hiểu rõ.” Ánh trăng vắng lặng trải dưới mặt đất. Cố Hạnh Chi lúc này mới nhớ ra bản thân khi nãy đã quên điều gì đó… Hôm nay là sinh thần của Đàm Chiêu, chàng nhớ tới vào hai ngày trước, Đàm Chiêu hớn hở nói với chàng tìm thấy được muội muội đã li tán nhiều năm, đợi đến khi sinh thần của hắn tới thì sẽ đi đón muội muội về. Vậy nên, nếu như không phải chàng kêu Đàm Chiêu tham gia vào lần đánh bắt này thì hôm nay hắn ta đã sắp được đón muội muội của mình. Cố gia ba đời độc đinh, chàng lại không có huynh đệ tỷ muội, quen biết với Đàm Chiêu từ khi còn nhỏ, là bạn đồng môn ở Quốc Tử Giám đã được mười năm. Đàm Chiêu tập võ, chàng theo nghiệp văn. Những tháng ngày niên thiếu ngông cuồng, căng tràn nhiệt huyết như thể đã thuộc về ngày hôm qua. “Trường Uyên…” Tần Chú đặt bức thư vào tay chàng, kiềm chế lại cảm xúc: “Xin nén bi thương.” Cố Hạnh Chi bình tĩnh lại, cái gì cũng không có nói, mười ngón tay nắm chặt, lặng lẽ cho bức thư vào ống tay áo. Tần Chú chậm rãi nói tiếp: “Hôm nay tên thích khách bỏ trốn đó đã chọn nhảy xuống sông, trong lúc hỗn loạn mũi tên bắn rơi đèn lồng, thế nên những thuyền trên sông Tần Hoài bị bắt lửa. Bá tánh dù không có thương vong nhưng dù sao cũng coi như là trò cười của hình bộ, thay vì đợi đến lúc bị người của Ngô tướng khiêu khích, ta định vào cung ngay bây giờ…” Cố Hạnh Chi hiểu được ý của Tần Chú, nhẹ giọng nói: “Ta đi cùng với ngươi.” Ánh trăng vẫn tĩnh lặng, xuyên qua tấm màn che của xe ngựa rơi xuống chiếc áo bào màu tím của chàng, Người đời đều biết Cố thị lang thích hương trầm, cho dù là thư phòng hay là trong xe ngựa, đều sẽ luôn đốt một lò hương. Vừa bình tâm tĩnh khí, vừa dễ đi sâu vào giấc ngủ. Chẳng hạn như lò hương màu đen đốm trắng bên tay lúc này, hương bay khói toả tựa như không thể thấy rõ được thời cuộc ngay lúc này. Nam Kỳ từ trước tới nay đều nhiều lần bị Bắc Lương xâm lược. Chiến dịch thành Bạch Mã ở thời kỳ tiên đế, toàn quân Bắc phạt bị tiêu diệt, mười vạn linh hồn quả cảm bị chôn vùi tại đất khách. Bắc Lương chỉ trong một trận chiếm đóng 16 châu Yến Vân, từ đó đến nay, triều đình bắt đầu trốn chạy một mạch về phía Nam. Đương kim hoàng đế kế vị trong lúc chạy nạn về phía Nam, niêu hiệu xưng là Huy Đế. Sau khi Huy Đế xử lý quốc vụ, cử phe chủ chiến Trần Hành làm Đồng bình chương sự (3), người có dã tâm lớn đập tan quân Bắc phạt. _____________ Cây tai tượng đỏ: là cây thân gỗ nhỏ, nhiều cành lá mọc so le, có phiến to, chóp nhọn, mép có răng cưa đều, màu lục hay đỏ, dài 8-15 cm. Hoa xếp thành bông dài ở đầu cành hoặc kẽ lá, có mầu đỏ, quả nang. (2) Nam Kỳ hữu bách quan, Hành Chi thế vô song: có nghĩa là Nam Kỳ có đủ mọi quan lại nhưng Cố Hạnh Chi lại độc nhất vô nhị, không ai sánh bằng. (3) Đồng bình chương sự: tên gọi chính thức của chức vụ Tể tướng.
0 bình luận