Chương 14

'Cha đã bằng lòng, nhưng e vợ con lại trách con bội bạc, ăn ở với nhau chưa được bao lâu mà đã vội đi xa, chi bằng cha cứ nói đây là ý cha muốn, không can gì đến con, để con ra đi khỏi trở ngại' Ðạo nhân nói: 'Cũng phải' Thế là việc bàn tính đã quyết. Trước mặt con gái, đạo nhân khuyên rể đi xa cầu học. ra vẻ không chịu, đạo nhân bèn làm mặt giận, bấy giờ Bán Dạ Sinh mới chịu vâng lời. Quý Huơng đang thời say mê khoái lạc, bỗng nghe nói chồng sắp ra đi thì chẳng khác nào trẻ con bị dứt sữa, vô cùng buồn khổ. Thế là nơi buồng the, mây mưa dập dồn nối tiếp, cốt để bù trước những lúc thiếu thốn sau này. Riêng Bán Dạ Sinh cũng hiểu, rằng trên con đường muôn dặm lẻ loi, không chắc gì nhất thời tìm được một giai nhân nào, nên dốc lòng ra sức để thỏa mản vợ, chẳng khác mình đặt tiệc đãi người, mà thực sự để mình cùng hưởng. Qua mấy đêm ân ái mặn nồng, ai mà không bảo thật là một đôi vợ chồng keo sơn gắn bó, duy chỉ có người trong cuộc mới tự biết các tâm sự khác biệt mà thôi. Lúc sắp lên đường, nó lời trấn an, để lại mọi thứ, chỉ đem theo hai tên gia đồng cũ trước kia. IV Nghỉ nơi hoang vắng, lòng khách muôn phần tịch mịch Thức suốt đêm thâu, nghe trộm kể chuyện tâm tình Sau khi cùng cha vợ và vợ chia tay, Bán dạ sinh lên đường, chân bước đi mà lòng nào định, cốt nơi nào có gái đẹp thì ở. Cứ mổi lần đi qua một phủ, một huyện là Sinh ở lại vài tháng. Vốn là một danh sĩ trẻ tuổi, tài cao, là nho sinh ắt phải nghe danh. Vì thế đến đâu, Sinh cũng được bạn bè ở đó mời xướng họa thi văn, nhưng đối với Sinh đó toàn là việc phụ, việc chính là phải diện kiến giai nhân. Tinh mơ nào Sinh cũng đảo một vòng từ đường lớn đến hẻm nhỏ, mà chỉ toàn gặp loại phụ nữ tầm thường. Lúc nào trong đầu Sinh cũng nghĩ đến điều này, trong miệng Sinh cũng lẩm bẩm điều này là tại sao ở một nơi cảnh trí hửu tình đến thấ mà không có được một người đẹp. Lúc đầu Sinh còn lầm thầm trong miệng một mình, về sau bất kỳ gặp ai quen lạ Sinh cũng nói toạc ra, khiến bạn bè gọi lén là gã 'sắc si' (điên vì sắc dục). Một hôm hai tên gia đồng đều bệnh, Sinh không đi ra ngoài được vì e đi một mình, lỡ gặp phụ nữ thì mất thể diện, đành ở lỳ trong lữ điếm một mình, chịu đựng sự tịch mịch chốn phương xa, lẩn quẩn quanh quán trọ mà thôi. Một hôm đang buồn, ngồi nhắm rượu một mình, bỗng khách cùng quán ngồi bàn bên bước sang, nói: 'Công tử ngồi đây một mình, chắc là đang buồn. Tại hạ có sẵn bình rượu đằng kia, dám thỉnh công tử qua cạn ly, được chăng?' Bán dạ sinh nói: 'Quả là duyên bèo nước, dám đâu làm phiền ai. Nếu thế, xin cho tiểu đệ được mời.' Khách nói: 'Người đọc sách đều thoát tục, công tử sao câu chấp như vậy. Từ xưa đã có câu 'tứ hải nội giai chi huynh đệ' (người trong bốn biển đều là anh em), lại cũng có câu 'cố nhân hà xứ bất tương phùng' (đã là cố nhân thì đi đâu mà chẳng gặp). Tớ tuy phận thấp hèn, nhưng rất thích kết giao bằng hữu, chỉ e công tử tương lai rộng mở, nên không dám vời cao. Nay đã chung quán trọ, thật là cơ hội hy hữu, thỉnh công tử qua bàn.' Bán dạ sinh đang buồn, lại cũng rất muốn tìm người trò chuyện, thấy người kia mời mọc chân thành, nên nhận lời. Khách mời Sinh ngồi đầu chiếu, tự mình ngồi một bên. Nhưng Sinh nằng nặc không chịu. Sau vài lời khách sáo, mới hỏi nhau tên tên họ. Bán dạ sinh cho biết biệt hiệu của mình, đồng thời cũng hỏi người kia danh xưng là gì. Khách kia nói: 'Công tử là người có học, mới có biệt hiệu. Tớ dây vốn là kẻ tục tử, chỉ có hổn danh mà thôi. Người ta gọi tớ là Tái Côn Lôn, trong trăm dặm, nói đến danh tự này ai mà không chấn động'. Bán dạ sinh nói: 'Tôn xưng sao nghe lạ, tại sao lại chọn ba chữ này?' Khách bảo: 'Nói ra e công tử sợ hãi, cho dù không sợ hãi, thì cũng sẽ bỏ đi không dán cùng tớ đối ẩm'. Bán dạ sinh nói: 'Tiểu đệ cũng là kẻ hào hiệp phóng túng, cho dù trước mặt tiểu đệ đây, ông anh có là thần hay quỷ, đệ cũng không ngán, còn như ông anh sang hay hèn, hiền hay ngu, cũng không sao. Ông há nghe nói dưới trướng của Mạnh Thường Quân có những người hùng chuyên môn giả làm gà gáy chó sủa, hoặc Kinh Kha thừa lúc sang nước Yên, cũng giết chó uống rượu say hay sao? chỉ cần khí hợp với nhau, thì có gì mà chẳng được'. Tái Côn Lôn nói:
0 bình luận