Chương 3

Có người lại hỏi tại sao không tìm nơi danh sơn mà ngụ, ngài dạy: 'Kẻ tu hành cấm không được ham thấy sắc. Muốn cho tâm không loạn thì phải tránh xa sắc dục, không những đó là giọng đàn tiếng quyển ngọt ngào, mà còn là ngọn gió mát lướt nhẹ trên da thịt, vầng trăng sáng làm thỏa thích tâm hồn, mà còn là tiếng chim hót líu lo vui tai, là thức ăn khoái khẩu, tất cả đều đáng yêu đáng mến. Trước cảnh sông núi linh thiên đẹp đẽ, làm sao có thể không động lòng mà chẳng chấp bút đề thi, chị trăng dì gió cũng theo người nhập định, thì đêm hôm khuya khoắt làm sao có thể ngồi yên trên bồ đoàn? Cho nên vào danh sơn để học thì việc học khó thành, vào danh sơn để tu thì tình căn nan tịnh. Huống chi nơi danh sơn nào mà chẳng có các bà các cô đến lễ bái, rồi cùng với các cô, có các cậu sẽ giỡ trò ghẹo nguyệt trêu hoa. Vì thế tôi bỏ nơi danh sơn mà dọn đến hoang sơn dể mắt tai khỏi bị nhiễm, thế thôi.' Người hỏi rất khâm phục khi nghe ngài đối đáp, cho rằng từ hồi nào tới giờ chưa có vị cao tạng nào được như thế. Ngài chỉ thực hiện ba điều giới cấm mà tuy không cầu danh nhưng danh càng nổi, dân chúng xa gần phát tâm chiêm bái thật đông. Nhưng ngài không thu nhận đệ tử một cách hời hợt. Phải là kẻ có thiện căn thành tín thì mới được xuống tóc, nếu không đều tuyệt đối khước từ. Vì vậy tuy ngài xuất gia đã lâu mà đệ tử không được mấy người. Một góc núi, một túp lều tranh, cày ruộng mà ăn, múc nước suối mà uống, trên cột trước cửa nhà viết một đôi câu liễn: Học Phật vô an lạc, thân tu hoạt du biến nhất thập bát tầng điạ ngục. Tham thiền phi dung dị, minh vấn dĩ tọa phá kỷ thiên bách cá bồ đoàn. Có nghĩa là: Học Phật mà không cảm thấy an lạc, thì nên đi chơi khắp mười tám tầng địa ngục. Tham thiền mà không thấy dễ, thì nên tự hỏi, mình đã ngồi nát bao nhiêu trăm ngàn tấm bồ đoàn rồi. Chỉ cần gặp, là biết ngài bình sinh khổ hạnh như thế nào. Một hôm trời thu, vào lúc sáng sớm, gió thu hiu hắt tiếng mõ vừa ngưng, côn trùng kêu, nhà sư ra sân quét lá, thay nước cúng Phật, thắp hương xong rồi vào nhà trên trải bồ đoàn ngồi thiền. Ngài ngẫu nhiên quên đóng cửa lại. Chợt có một thư sinh khôi ngô trẻ tuổi và hai tiểu đồng bước vào. Thư sinh ấy làn da mắt thu thủy, dung mạo tựa Phan An, da mặt trắng như con gái, mày dài quá mắt, đồng tử đen trắng phân minh, long lanh bất định. Ðôi mắt ấy, người đời gọi là sắc nhản, mà đã là người có sắc nhãn thì thường không thích nhìn thẳng, chuyên nhìn nghiêng, lại không thích nhìn nơi nào bằng nhìn phụ nữ. Người có sắc nhãn không cứ chỉ thấy rõ ở gần, mà còn có thể từ xa hằng mấy mươi trượng, chỉ cần đảo cặp mắt trong vòng hai cái là đã có thể thấy biết được phụ nữ đẹp xấu ngay. Gặp người đẹp tức khắc nhìn đắm đuối, nếu người ấy đứng đắn, sẽ phải cuối đầu mà tránh. Thấy vậy đôi mắt lại chìm đắm hướng về cõi hư vô. Nhưng nếu người phụ nữ cũng là loại có sắc nhãn, nghĩa là cùng một chứng như kẻ nam tử trên, thì bên này đắm đuối qua, bên kia đắm đuối lại, rồi thư tình một bức là xong Cho nên dù trai hay gái, sinh ra có loại mắt này là một điềm chẳng lành, vì đó là căn do khiến danh dự sẽ tổn thương, tiết hạnh bại hoại. Quý độc giả, lỡ mà có đôi mắt ấy không thể không thận trọng vậy. Bấy giờ chàng thư sinh bước vào, quỳ lạy bốn lạy trước tượng Phật, rồi cũng hướng về hòa thưọng mà quỳ lạy bốn lạy, lạy xong đứng yên qua một bên. Hòa thượng vì đang nhập định, nên không tiện đáp lễ, ngay khi nhập định xong, ngài rời khỏi bồ đoàn trang trọng lạy trả bốn lạy. Ngài mời khách an tọa và hỏi thăm tên họ, Thư sinh đáp: 'Ðệ tử là khách phương xa, nhân đi chơi ngang vùng Giang Triết, biệt hiệu là Bán Dạ Sinh. nhân nghe danh sư phụ là bậc danh tăng ở đời này, là vị Phật sống trong thiên hạ, nên đã trai giới tắm gội, đến để xin cầu kiến.' Tại sao hòa thượng hỏi tên, mà chàng thư sinh chỉ nói đến biệt hiệu mà thôi? Ấy chẳng qua là vì cuối đời Nguyên, sĩ phu không thích gọi nhau bằng tên họ, mà họ chỉ gọi nhau bằng biệt hiệu thôi. Vì thế có người xưng là mỗ sinh, có người xưng là mỗ tử, có người xưng đạo nhân, chữ mỗ có nghĩa 'nào đó'. Ðến như chọn biệt hiệu thì lại tùy theo tính tình của mỗi ngườimà đặtcho hợp, cốt sao cho mình tự hiểu. Thư sinh, sở dĩ lấy biệt hiệu Bán Dạ Sinh, là vì thứ nhất tuổi còn trẻ, thứ hai đam mê tữu sắc, thích ban đêm mà không thích ban ngày, lại thích lúc nửa đêm mà không thích sau nửa đêm. Hơn nữa trong Kinh Thi có câu: ữ độ như hà Kỳ dạ vi ương Có nghĩa là: Ðêm thế nào Ðêm chưa quá nửa. Biệt hiệu Vị Ương, hay (Tiền) Bán Dạ Sinh chính là xuất phát từ đó.
0 bình luận