Chương 2

Thưa độc giả, xưa nay không thiếu gì sách thánh hiền khuyến thiện. Nhưng con người vẫn hay ưa tìm sách phong lưu mà đọc, trái với tôn chỉ thánh nhân, xem đó thì người đời đã chán ngán cổ thư,chỉ càng tìm sách chi tiết về trữ tình chừng nào càng được chuộng chừng đó, đến thành một xã hội phi luân Xưa vua Vũ trị thủy, công cuộc khó thay, '... ngài đắp mãi đê cho cao tới đỉnh núi, nhìn xuống khắp chốn bao la, mới thấy sự rộng lớn, thuận thời thuận sóng mà khai rạch khai mương thoát thủy ra biển, cứu dân thoát nạn lụt'. Thời bây giờ cũng thế, ai muốn khai mở bế tắc luân thường đạo lý cũng phải nương theo sóng tình mà cải biến lòng người. Nương theo chuyện vô luân mà khuyến thiện vậy. Làm cách này không xong, như thánh nhân, phải làm cách kia vậy.. Thiếu gì người ham hố chuyện phong lưu gái đẹp, nhưng biết đâu chả có lúc thấy ra, là không có gì bằng thê thiếp tại gia. Người đọc hãy tự tìm lấy điều ấy nơi cuối truyện. Ðó là cách người viết cuốn này dùng lửa trị lửa, khuyến người bằng tính người. Sen tự nở trong bùn mà ra. Còn như ai muốn bảo tôi muốn viết dâm thư, người ấy cứ việc. Ai muốn suy nghĩ hai lần sau khi đọc sách này, đấy là chủ ý cuả tác giả. Mô tả kỹ lưỡng chuyện phòng the chỉ là để chỉ dẩn tới sự cay đắng của đời mà thôi. II Lão đầu đà khoe hão cái túi da Tiểu cư sĩ thích nhục bồ đoàn Truyện xảy ra vào đời Nguyên (1280-1368), khoảng năm Chí Hòa (1328). Lúc ấy trên núi Ðiểm thương, có một vị ẩn tu, pháp danh Chính nhất, đạo hiệu Cô Phong. Ngài vốn người Châu quận, theo học Khổng thầy là một vị tú tài nổi tiếng. Nhưng do thiện căn, lúc sinh ra mới đầy tháng còn trong nôi đã ê a kỳ lạ, chẳng khác chi học trò trả bài, cha mẹ ngạc nhiên lắm. Có một nhà sư khuất thực trước cửa nhà, gặp a hoàn bồng ngài ở trên tay, mà miệng cứ ra tiếng, khóc không phải khóc, cười không phải cười. Nhà sư mới lắng tai nghe rồi nhận ra đứa bé đang tụng Lăng Nghiêm Ðại Tạng, chính là hóa kiếp của một vị cao tăng. Nhà sư xin với cha mẹ đứa bé để được thu nhận làm đệ tử. Bậc cha mẹ cho là lời xằng bậy, không tin mà từ chối, về sau dốc lòng bắt ngài trau dồi kinh sử để theo đường công danh. Lớn lên ngài học đâu nhớ đó. Rồi vì chuyện khoa danh không phải điều ngài mơ ước, nhiều lần ngài muốn bỏ Nho để học Phật, nhưng đều bị cha mẹ roi vọt, nghiêm khắc cản trở. Bất đắc dĩ ngài cũng đi thi cho có lệ. Sau khi cha mẹ đều qua đời, ngài chịu tang hai năm, rồi phân chia gia sản cho người trong họ. Phần mình chỉ có mộ cái túi da lớn, chất mõ và kinh kệ vào trong, xong rồi cạo đầu lên núi tu hành. Người biết gọi ngài là Cô Phong trưởng lão, người không biết gọi ngài là Bố Ðại hòa thượng (hòa thượng xách bị). Ngài không giống các nhà sư khác, không những đối với các chuyện rượu thịt, tà dâm... thủ giới rất nghiêm, mà ngay cả với chốn tăng gia cũng giữ luôn ba giới cấm là không khất thực, không giảng kinh, không ngụ nơi danh sơn để tu hành. Có người hỏi tại sao không khất thực, ngài dạy: 'Việc học Phật, đại để bắt đầu từ những hành vi thiện. Phải cực khổ, phải vất vả, phải bị cái đói, cái rách bức bách hằng ngày thì cái ý niệm dâm ô mới không sinh ra, dâm dục không sinh thì cái ô trược bị tống khứ, mà cái thanh tĩnh sẽ mỗi ngày mỗi đến, lâu dần rồi tự nhiên thành Phật, ngay cả kinh cũng có thể không bắt buộc phải niệm, mõ cũng có thể không bắt buộc phải gõ. Nếu không khốn cùng mà vẫn có ăn, không dệt mà vẫn có áo mặc, cả ngày chỉ trông cậy vào bá gia, bá tính cúng dường như vậy rõ ràng đã không thành Phật mà thân sa vào địa ngục mấy hồi. Vì vậy, tôi làm lấy mà ăn, tự giới không khất thực.' Có người thắc mắc tại sao không giảng kinh, ngài dạy: 'Lời lẽ trong kinh tạng là từ Phật, Bồ tát nói ra. Trừ phi Phật, Bồ tát giảng thì được, chứ người khác ngày nào cũng đòi giảng thì có khác chi người điên giải mộng. Kinh kệ càng bàn, càng thành chi ly. Ðào Uyên Minh tức Ðào Tiềm đời Tấn, xưa kia chẳng nói 'Ðộc thư bất cầu thậm giải' (đọc sách không cần phải giải rõ hẵn), đủ rõ ngưới Trung Quốc đọc sách Trung Quốc mà còn không dám mong giải cho rõ, huống hồ người Trung Quốc đọc sách ngoại quốc đòi bình giải, thì chỉ thêm sai mà thôi. Tôi không dám mong làm bậc công thần của Phật với Bồ tát, chỉ muốn được tránh không làm kẻ tội phạm đối với Phật thôi, thế nên tự giới không giảng kinh'.
0 bình luận