Chương 3

Nếu bố Thạnh không sai bảo thì cho dù có cho vàng đi nữa, chắc chắn là Tuấn Kiệt sẽ không bao giờ dám ngang nhiên ở lại cùng một nhà với “bà chị Hà Đông” này. Lạ một điều là mấy bữa nay, ở cùng chung mái ấm với chị Nhung, nó rất đỗi ngạc nhiên vì chẳng thấy chị ta giận dữ, la Tuấn Kiệt chi cả ; có lẽ nỗi mừng vui lấy được anh chàng Việt kiều giàu có khiến chị đổi tính lại chăng? Trước kia ở Bà Rịa, nó bị chị la Tuấn Kiệt, chửi mắng bao nhiêu thì giờ đây bù lại, nó được chính chị quan tâm, yêu thương và chăm sóc bấy nhiêu ; sáu ngày trôi qua là chuỗi thời gian nó thực sự cảm thấy vui vẻ, thoải mái nhất từ trước đến giờ bên cạnh chị Nhung và đó chính là điềm gỡ báo trước cho cái chết cận kề của chị nhưng nó không thể nào hay biết trước được để mà giúp chị mình phòng nạn tránh dữ. Ban ngày, từ sáng đến chiều, chị Nhung và Tuấn Kiệt hai chị em rong ruổi từ Đầm Sen đến Suối Tiên, từ hồ Kỳ Hòa ra chợ Bến Thành…..; ban tối, hết xem phim lại ca nhạc ; tiền do anh chồng Việt Kiều cho, chị xài không hết nên chị mua sắm hết thứ này cho thằng em út như quần áo, giày dép, sách vở, bút thước…thậm chí chị còn nhét vào túi nó trăm này đến trăm khác. Nói về ăn uống thì khỏi phải nói, đều là những món ăn ngon do chính tay chị nấu ( chị Nhung không thích ăn uống nơi chốn đông người) như thịt bò bifftes, vịt tiềm thuốc bắc, khổ qua xào lòng gà, hẹ nấu canh với tàu hủ trắng và thịt ba rọi…, Tuấn Kiệt ăn vào và có thể nói là suốt đời nhớ mãi những hương vị thơm lừng, ngon ngọt đến thế là cùng. Để đáp lại tình cảm của người chị ruột thứ sáu, nó không màng gì đến mệt nhọc mà cứ làm hết việc này đến việc kia trong nhà ; từ hút bụi, lau nhà, xách nước, nấu cơm đến dọn bàn ăn, rửa chén, thậm chí ngay cả việc giắt mùng, xếp mền, trãi drap trong buồng ngủ chị rồi quơ cả quần áo dơ của chị đi giặt. Mỗi sáng, lúc chị vừa dậy là Tuấn Kiệt tranh thủ xách gamen ra đầu ngõ mua hủ tiếu hoặc bánh canh giò heo về cho chị dùng.
0 bình luận